CEH được Bộ TT&TT tặng Bằng khen vì đóng góp cho CĐS quốc gia

Giữa tháng 11/2023, Công ty TNHH Dịch vụ Tin học CEH đã vinh dự nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đóng góp cho công tác Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Đây là một thành quả rất cao quý đối với CEH, công ty được thành lập năm 2015, là công ty công nghệ chuyên về logistics, đi đầu trong nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiên tiến như giải pháp điều hành cảng biển (VTOS), giải pháp Cảng điện tử (Eport), Cổng thông minh cảng biển (SmartGate), nền tảng tích hợp, kết nối các cảng biển… bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), trí tuệ nhân tạo (AI), hướng tới xây dựng hệ sinh thái CĐS cảng biển.

Trong 8 năm qua, CEH nỗ lực trong CĐS cảng biển, CĐS logistics, góp phần xây dựng nền kinh tế số cảng biển nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, giảm chi phí và nhân sự cho doanh nghiệp (DN).

CĐS các cảng biển là xu hướng phát triển của thế giới

Theo các chuyên gia, thực hiện CĐS cảng biển hiện đại góp phần khuyến khích, thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Cảng biển của Singapore hiện nay đã đón được siêu tàu trên 22.000 TEUS (đơn vị đo lường tương đương 1 container 20 feet tiêu chuẩn), một lệnh giao nhận container cần qua 1 – 2 điểm dừng, thực hiện trong 2 – 3 phút. Tại Việt Nam, thời gian trung bình cho một lệnh giao nhận container cần qua 11 điểm dừng, cần 6 – 8 giờ để hoàn thành.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 145 cảng biển container, tuy nhiên, mới chỉ có 5% DN kho/bãi/cảng đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), vì vậy, hiệu quả hoạt động vận hành cảng rất thấp. Việt Nam còn có số lượng lớn các cảng cạn (cảng ICD, depot) cần ứng dụng công nghệ. Đây là thị trường rất lớn cho DN Make in Việt Nam.

Với tâm huyết góp phần thực hiện CĐS cảng biển Việt Nam, CEH đã triển khai giải pháp điều hành quản lý cảng (VTOS) cho khoảng 22 cảng trên toàn quốc, chiếm lĩnh thị phần CĐS cảng biển trên toàn quốc. Đặc biệt là vào năm 2021, CEH mới triển khai được cho 1 cảng. Chỉ trong 2 năm, với cách làm quyết tâm, đột phá, CEH đã đạt được các kết quả đáng chú ý.

Hiện nay, đã có một số cảng triển khai thành công VSL đạt được năng lực tương đương như cảng Singapore như các Cảng thuộc tập đoàn Gemadept, Cảng quốc tế SP – ITC, Cảng Sài Gòn, Cảng Hải An,…

Trong cuộc phỏng vấn với PV Tạp chí TT&TT, ông Tạ Minh Vang, Giám đốc Công ty CEH cho biết: “CEH định hướng từ nay tới năm 2025, sẽ triển khai giải pháp VTOS phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT, CĐS cho khoảng 75% cảng biển tại Việt Nam – một trong những hạ tầng quan trọng của nền kinh tế. Đây là mục tiêu thử thách thức nhưng rất khả thi”.

Đóng góp cho Make in Viet Nam, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm tương đương của nước ngoài

Giám đốc Tạ Minh Vang cũng chia sẻ CEH từ ngày đầu đã xác định sản phẩm “Make in Viet Nam” là tiêu chí phát triển nghiên cứu và triển khai. Chiến lược của CEH là nắm bắt công nghệ, triển khai với chi phí hợp lý với chất lượng tương đương.

Theo đó, sản phẩm VTOS được phát triển tính năng theo văn hóa khai thác thực tế, bổ sung tiện ích nhanh theo quy trình thực tế. Sản phẩm được vận hành linh hoạt, phù hợp với đặc thù riêng của từng cảng. Đây là thế mạnh của sản phẩm Make in Việt Nam so với sản phẩm nước ngoài.

Chính vì vậy, VTOS đã dần thay thế các giải pháp nước ngoài tại Việt Nam với chất lượng tương đương, giá cả chỉ bằng 10 – 20%. Nhiều DN cảng (bao gồm cả các cảng lớn) đang dần dịch chuyển từ sử dụng giải pháp nước ngoài (từ Úc, Hàn Quốc…) sang sử dụng sản phẩm VTOS “Make in Việt Nam”. Thời gian triển khai nhanh, chỉ vào khoảng 06 – 08 tuần, trong khi đó các giải pháp TOS của nước ngoài cần 52 – 56 tuần.

Thúc đẩy phát triển nhân lực công nghệ và nhân lực logistics

Đóng góp vào sự phát triển của CEH là đội ngũ kỹ sư công nghệ kinh nghiệm phối hợp với các kỹ sư trẻ. Có 10 – 15 năm hoạt động trong ngành logistics, CEH thu hút được nhiều nhân sự phân tích nghiệp vụ bán thời gian làm chuyên nghiệp tại hãng tàu, cảng biển, công ty vận tải, hải quan, biên phòng, ngân hàng…

Với lực lượng nhân sự tại chỗ, CEH giải quyết các vấn đề triển khai, vận hàng TOS nhanh hơn các giải pháp cảng của nước ngoài, do vậy, dần chiếm được sự tin tưởng, sử dụng của các đối tác.

Về đào tạo nhân lực số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực logistics, Giám đốc CEH cho biết công ty liên kết, hợp tác với một số trường đào tạo trong lĩnh vực logistics để triển khai các khóa đào tạo chuyên ngành. Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà sẽ được thực hành logistics thực chiến ngay trên nền tảng VTOS. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay.

Với chủ trương làm chủ công nghệ, chú trọng nhân lực, Giám đốc CEH cho biết công ty không chỉ triển khai trong nước mà cũng từng bước đi ra sân chơi khu vực và thế giới. Trong số các hãng tàu hãng tàu đối tác với CEH, có 02 hãng tàu lớn nhất thế giới là Maesk (Đan Mạch) và MSC (Thụy Sĩ). Đây là những nền tảng ban đầu để CEH tự tin đưa VTOS ra quốc tế, bởi đã chinh phục được những khách hàng lớn, khó tính như Maesk hay MSC, thì việc đi ra toàn cầu (go global) chỉ là vấn đề thời gian.

Thời gian triển khai giảm đáng kể, gần 90% đã giúp cho DN cảng có thể khai thác ngay, tăng hiệu quả đầu tư đó là do CEH tổ chức đào tạo sử dụng ngay mà không cần phải dựa vào chuyên gia nước ngoài nếu mua giải pháp nước ngoài.

Với thời gian triển khai ngắn như vậy, từ cuối năm 2021 đến nay, từ chỗ mới triển khai được 4 cảng, số lượng cảng triển khai đã tăng nhanh lên thành 22 cảng. Dự kiến đến cuối năm 2023, số lượng cảng triển khai/ký hợp đồng triển khai sẽ chiếm 30% tổng số lượng cảng trên toàn quốc.

Nếu nhìn từ góc độ nắm bắt công nghệ, ông Tạ Minh Vang chia sẻ thêm CEH làm chủ công nghệ 100%. Vì vậy, sẵn sàng “thiết kế” tính năng theo nhu cầu đặc thù của từng cảng. Chi phí triển khai VTOS chỉ vào khoảng 10 – 20% so với sản phẩm nước ngoài với tính năng tương đương. Theo đó, “việc làm chủ công nghệ này có ý nghĩa lớn, giải quyết vấn đề “phụ thuộc nhà cung cấp” (vendor lockin), trong đó, DN cảng đang phải trả một khoản phí khá lớn (khoảng 5% phí đầu tư mỗi năm) để duy trì vận hành giải pháp nước ngoài”.

Theo các chuyên gia, trong thời gian qua, việc triển khai VTOS đã mang lại kết quả tốt. Các dự án triển khai nhanh, hiệu quả đã dần làm nên thương hiệu của VTOS. VTOS đang dần trở thành thương hiệu uy tín của Việt Nam, có đủ khả năng cạnh tranh với giải pháp của nước ngoài. VTOS như một đảm bảo thành công cho việc CĐS cảng biển, cảng cạn, depot, là lựa chọn hàng đầu trong các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, cảng biển là hạ tầng quan trọng, gắn liền với an ninh quốc phòng. Việc làm chủ công nghệ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế số cảng biển, mà còn góp phần củng cố chủ quyền quốc gia.

Đồng thời, sự minh bạch trong các hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị phù hợp với các xu hướng về CĐS, chuyển đổi xanh và Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy trên toàn quốc.

Hình thành hệ sinh thái CĐS cảng biển, hướng tới tối ưu hóa chuỗi cung ứng

VTOS đã tích hợp trục logistics quốc gia, kết nối các cảng biển với nhau, để thực hiện CĐS cảng biển một cách toàn trình, hình thành hệ sinh thái CĐS cảng biển. Thông qua trục tích hợp quốc gia, CEH kết nối các bên liên quan như hãng tàu, DN xuất nhập khẩu, DN vận tải và trở thành công cụ đắc lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hải quan, thuế… trên cùng một nền tảng tích hợp, thống nhất.

CEH cũng là đối tác chiến lược của nhiều đơn vị logistics và hãng tàu như Tập đoàn Gemadept, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty CP Cảng Sài Gòn, Cảng quốc tế SP-ITC… Với các giải pháp chuyên biệt về khai thác cảng VTOS, Eport, Smartgate, cùng với Quản lý vật tư cảng biển (EMMS), quản lý sửa chữa container (M&R), Quản lý dịch vụ Hàng hải, Quản lý và điều hành ICD/Depot, Hải quan tự động (CAS), Kho CFS, EDI System, EDO… đã giúp CEH hoàn thành tích hợp 118 hãng tàu trên toàn thế giới.

Với hệ sinh thái CĐS cảng biển, CEH đã kết hợp Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương CĐS ngành logistics, hướng tới giải quyết các bài toán quốc gia về logistics khi chi phí logistics chiếm khoảng 25% GDP.

Góp phần phát triển, tiêu chuẩn hóa lĩnh vực logistics cảng biển của quốc tế

Theo CEH, công ty cũng đã góp phần phát triển, tiêu chuẩn hoá lĩnh vực cảng biển quốc tế được các hãng tàu quốc tế sử dụng rộng rãi.

CEH đã tiên phong phát triển và đưa vào sử dụng tiêu chuẩn Electronic Deliver Order (EDO) – thay cho Phiếu giao nhận hàng hóa trực tiếp giữa cảng – hãng tàu – chủ hàng. Trong khi đó, hệ thống Electronic Data Interchange (EDI) – Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử toàn cầu giữa Hãng tàu – Cảng đã được triển khai triển khai 118 hãng tàu, trong đó có 56 hãng tàu quốc tế và 56 đại lý.

CEH phát triển nhờ vào đội ngũ kỹ sư công nghệ giàu kinh nghiệm kết hợp với các kỹ sư trẻ. Trong 10 – 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, CEH thu hút được nhiều chuyên gia phân tích nghiệp vụ làm việc bán thời gian tại các đơn vị như hãng tàu, cảng biển, công ty vận tải, hải quan, biên phòng, ngân hàng…

CEH có lợi thế về nhân lực tại chỗ, giúp giải quyết các vấn đề triển khai, vận hàng TOS nhanh chóng hơn các giải pháp cảng nước ngoài, do đó, dần chiếm được lòng tin, sự ủng hộ của các đối tác.

Về đào tạo nhân lực số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực logistics, Giám đốc CEH cho biết công ty liên kết, hợp tác với một số trường đào tạo trong lĩnh vực logistics để tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành. Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà sẽ được thực hành logistics thực tế trên nền tảng VTOS. Sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay.

Với phương châm làm chủ công nghệ, quan tâm nhân lực, Giám đốc CEH cho biết công ty không chỉ triển khai trong nước mà cũng từng bước đi ra sân chơi khu vực và thế giới. Trong số các hãng tàu hãng tàu đối tác với CEH, có 02 hãng tàu lớn nhất thế giới là Maesk (Đan Mạch) và MSC (Thụy Sĩ). Đây là những nền tảng ban đầu để CEH tự tin đưa VTOS ra quốc tế, bởi đã chinh phục được những khách hàng lớn, khó tính như Maesk hay MSC, thì việc đi ra toàn cầu (go global) chỉ là vấn đề thời gian.

Danh mục