Khát vọng CĐS cảng biển Việt Nam

Theo các chuyên gia, triển khai CĐS cảng biển hiện đại góp phần thúc đẩy, thu hút sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài. Cảng biển của Singapore hiện nay đã đón được siêu tàu trên 22.000 TEUS (đơn vị đo lường tương đương 1 container 20 feet tiêu chuẩn), một lệnh giao nhận container cần qua 1 – 2 điểm dừng, thực hiện trong 2 – 3 phút. Tại Việt Nam, thời gian trung bình cho một lệnh giao nhận container cần qua 11 điểm dừng, cần 6 – 8 giờ để hoàn thành.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 145 cảng biển container, tuy nhiên, mới chỉ có 5% doanh nghiệp (DN) kho/bãi/cảng đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), vì vậy, hiệu quả hoạt động vận hành cảng rất thấp. Việt Nam còn có số lượng lớn các cảng cạn (cảng ICD, depot) cần ứng dụng công nghệ. Đây là thị trường vô cùng lớn cho DN Make in Viet Nam.

Với nỗ lực góp phần triển khai CĐS cảng biển Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Tin học CEH, DN tiêu biểu về CĐS cảng biển của Việt Nam trong 10 năm qua, đã tích cực trong CĐS cảng biển, CĐS logistics, góp phần phát triển kinh tế số cảng biển nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí và nhân sự cho DN.

CEH, công ty được thành lập năm 2015, là công ty phát triển công nghệ chuyên ngành logistics, tiên phong phát triển, ứng dụng các giải pháp hiện đại như giải pháp điều hành cảng biển (VTOS), giải pháp Cảng điện tử (Eport), Cổng thông minh cảng biển (SmartGate), nền tảng tích hợp, kết nối các cảng biển… nhờ ứng dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), trí tuệ nhân tạo (AI), hướng tới hình thành hệ sinh thái CĐS cảng biển.

CEH đã triển khai giải pháp VTOS cho khoảng 22 cảng trên toàn quốc, dẫn đầu thị phần CĐS cảng biển trên toàn quốc. Đáng lưu ý là vào năm 2021, CEH mới triển khai được cho 1 cảng. Chỉ trong 2 năm, với cách làm quyết liệt, đột phá, CEH đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, một số cảng triển khai thành công VSL đạt được năng lực tương đương như cảng Singapore như các Cảng thuộc tập đoàn Gemadept, Cảng quốc tế SP-ITC, Cảng Sài Gòn, Cảng Hải An,… VSL là hệ sinh thái công nghệ kết nối các thành phần trong chuỗi hoạt động logistics như DN xuất nhập khẩu, cảng biển, hãng tàu, ngân hàng, ICD, DN dịch vụ logistics, depot, DN vận tải… tạo nên một trung tâm điều hành trung gian, xử lý các dịch vụ trực tuyến theo thời gian thực.

Chia sẻ về khát vọng trước thềm năm mới 2024 với phóng viên Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Tạ Minh Vang, Giám đốc Công ty CEH khẳng định: “CEH định hướng từ nay tới năm 2025, sẽ triển khai giải pháp VTOS phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT, CĐS cho khoảng 75% cảng biển tại Việt Nam – một trong những hạ tầng quan trọng của nền kinh tế. Đây là mục tiêu thách thức thức nhưng rất khả thi”.

Giám đốc Tạ Minh Vang cũng chia sẻ ngay từ ngày đầu, CEH đã xác định giải pháp “Make in Viet Nam” là tiêu chí phát triển nghiên cứu và triển khai. Chiến lược của CEH là làm chủ công nghệ, triển khai với chi phí hợp lý với chất lượng tương đương. Theo đó, sản phẩm VTOS được phát triển tính năng theo văn hóa khai thác thực tế, bổ sung tiện ích nhanh theo quy trình thực tế. Sản phẩm được vận hành linh hoạt, phù hợp với đặc thù riêng của từng cảng. Đây là thế mạnh của sản phẩm Make in Viet Nam so với sản phẩm nước ngoài.

Chính vì vậy, VTOS đã dần thay thế các giải pháp nước ngoài tại Việt Nam với chất lượng tương đương, giá cả chỉ bằng 10 – 20%. Nhiều DN cảng (bao gồm cả các cảng lớn) đang dần dịch chuyển từ sử dụng giải pháp nước ngoài (từ Úc, Hàn Quốc…) sang sử dụng sản phẩm VTOS “Make in Viet Nam”. Thời gian triển khai nhanh, chỉ vào khoảng 6 – 8 tuần, trong khi đó các giải pháp TOS của nước ngoài cần 52 – 56 tuần.

Thời gian triển khai được rút ngắn đáng kể, đến gần 90% đã giúp cho DN cảng gần như có thể khai thác được ngay, tăng hiệu quả đầu tư đó là nhờ CEH tổ chức đào tạo sử dụng được ngay mà không phải phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài nếu mua giải pháp nước ngoài.

Với thời gian triển khai ngắn như vậy, từ cuối năm 2021 đến nay, từ chỗ mới triển khai được 4 cảng, số lượng cảng triển khai đã tăng nhanh lên thành 22 cảng. Dự kiến đến cuối năm 2023, số lượng cảng triển khai/ký hợp đồng triển khai sẽ chiếm 30% tổng số lượng cảng trên toàn quốc.

Nếu nhìn từ góc độ làm chủ công nghệ, ông Tạ Minh Vang chia sẻ thêm CEH làm chủ công nghệ 100%. Vì vậy, sẵn sàng “may đo” tính năng theo nhu cầu đặc thù của từng cảng. Chi phí triển khai VTOS chỉ vào khoảng 10 – 20% so với sản phẩm nước ngoài với tính năng tương đương. Theo đó, “việc làm chủ công nghệ này có ý nghĩa lớn, giải quyết vấn đề “phụ thuộc nhà cung cấp” (vendor lockin), trong đó, DN cảng đang phải trả một khoản phí khá lớn (khoảng 5% phí đầu tư mỗi năm) để duy trì vận hành giải pháp nước ngoài”.

Hành trình phát triển dữ liệu – một quá trình lâu dài

Để có được những thành quả bước đầu trong CĐS cảng biển, ông Tạ Minh Vang cùng với đội ngũ đã lăn lộn với công việc CĐS cảng biển nhiều năm cho rằng đó là một nỗ lực không ngừng nghỉ.

Người đứng đầu CEH cho rằng CĐS cảng biển nghĩa là chúng ta đang chuyển đổi toàn bộ nghiệp vụ, quy trình của cảng và các tương tác giữa cảng với hãng tàu, cơ quan nhà nước: Cảng vụ, Tổng cục Hải quan.“Các dữ liệu liên thông, xác thực tự động từ lúc tàu cập cảng, khai thác bãi cho đến lúc giao container cho khách hàng”.

Trước đây, chỉ có các cảng lớn mới đủ nhân lực, chi phí để triển khai các sản phẩm nước ngoài như: CATOS (Computer Automated Terminal Operating System), TOPS (Terminal Operation System), NAVIS… phục vụ cho việc điều hành khai thác cảng. Tuy nhiên, việc CĐS toàn trình vẫn chưa thực hiện được, do còn thiếu các tác nghiệp truyền dữ liệu hãng tàu (EDI), thanh lý hải quan tự động, hóa đơn điện tử, cổng thanh toán và các tính năng nâng cấp, văn hóa khai thác tại Việt Nam.

Phần mềm VTOS ra đời, ngoài việc tận dụng sáng tạo, kinh nghiệm khai thác lâu năm của đội ngũ cảng khắc phục được những khó khăn nêu trên, còn được thiết kế trên nền tảng công nghệ mới, ứng dụng AI vào tự động hóa xác thực giao dịch, tạo ra một sản phẩm thuần Việt, với giá chỉ 10 – 20% các sản phẩm nước ngoài. Thời gian triển khai phần mềm từ 4 – 6 tuần thay vì 16 – 20 tháng như hiện tại.

Ngày 11/12/2023, sau quá trình đánh giá khắt khe từ Bộ TT&TT, các chuyên gia công nghệ, VTOS được Chính phủ, Bộ TT&TT trao giải Đồng cho sản phẩm Make in Viet Nam. Bước vào đầu năm 2024, sản phẩm VTOS bắt đầu nhận được sự quan tâm, đề xuất hợp tác từ Thái Lan và Campuchia.

Từ hoạt động khai thác cảng trên phần mềm VTOS, ông Vang chia sẻ: “Chúng tôi tích hợp dữ liệu VTOS nhiều cảng vào nền tảng vietnamhub (VSL). Nhằm thực hiện các dịch vụ trực tuyến, xác thực giao nhận không giấy tờ, không dùng tiền mặt, phát hành chứng từ điện tử có giá trị pháp lý và chia sẻ dữ liệu có chọn lọc cho cơ quan quản lý Nhà nước”.

Với dữ liệu hiện tại từ 25 cảng, dự kiến tiếp tục triển khai thêm 20 cảng trong năm 2024. VSL đã đưa vào các dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ: Gọi xe container, cho vay tài chính, mua bảo hiểm hàng hóa, Booking container Rỗng theo hình thức container Re-use. Năm 2023, đã có hơn 5,6 triệu giao dịch thành công và dòng tiền qua hệ thống đạt 3.200 tỷ đồng.

Cảng quốc tế Cái Mép xếp thứ 11 trong danh sách cảng container tốt nhất thế giới. 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tại Cảng quốc tế Cái Mép đạt khoảng 20%/năm.

Với khối lượng công việc đồ sộ, khi hỏi về những khó khăn, thách thức trong CĐS và phát triển dữ liệu cảng biển số, ông Tạ Minh Vang chia sẻ: “Thật ra, chúng tôi gặp nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, khi nhận được sự ủng hộ sát sao của Bộ TT&TT, Bộ Giao thông vận tải. Đặc biệt, CEH nhận được giải Đồng cho sản phẩm Make in Viet Nam năm 2023 sau quá trình đánh giá, sàng lọc khắt khe của Bộ TT&TT. Từ đó, các DN cảng ngày một đặt niềm tin lớn hơn vào sản phẩm VTOS – Make in Viet Nam”.

Nói về khó khăn nếu có, Giám đốc Tạ Minh Vang cho biết chỉ là tư duy của lãnh đạo DN, cho rằng sản phẩm nước ngoài hiện đại hơn sản phẩm trong nước. Việc này cũng đang dần thay đổi theo hướng tích cực.

Sau khi triển khai VTOS tích hợp vào nền tảng cảng biển số VSL, tạo lập dữ liệu logistics thành công. CEH đã vận hành linh hoạt dữ liệu theo mô hình kinh tế số, để mang về các kết quả khả quan về doanh thu, giảm thời gian, chi phí cho khách hàng. Đồng thời chia sẻ dữ liệu giám sát quản lý hàng hóa cho Tổng cục Hải quan, Cảng vụ.

Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH đã được vinh danh trong Top 10 và giành giải Đồng cho Hạng mục Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho kinh tế số

Ông Vang cũng vui mừng chia sẻ thêm nền tảng Cảng biển số VSL còn đáp ứng được tiêu chí tích hợp Cảng Mở tại Cái Mép, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mô hình tích hợp dữ liệu dùng chung tại TP. Hải Phòng…

Để câu chuyện dữ liệu nối dài CĐS

Qua quá trình CĐS cảng biển, ông Tạ Minh Vang chia sẻ CEH thấy mình có trách nhiệm trong việc đóng góp, thúc đẩy CĐS Quốc gia. “Chúng tôi mong muốn được tham gia phát triển nền tảng số, tạo lập, khai thác dữ liệu với tinh thần tự nguyện, trong sáng. Với mong muốn các sản phẩm Make in Viet Nam sẽ phục vụ được DN Việt, xuất khẩu ra nước ngoài, mang lại hạnh phúc cho DN, cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có công cụ quản lý, giám sát và điều hành đất nước phát triển ngày một thịnh vượng hùng cường”.

“Chúng tôi là đơn vị trẻ và nhỏ nên rất cần sự quan tâm của cơ quan Nhà nước trong công tác
quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, tư vấn về hành lang pháp lý, nhằm đảm bảo việc tích hợp, khai thác dữ liệu đáp ứng quy định pháp luật”.

Năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch của Ủy ban quốc gia về CĐS xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam, đặc biệt, tập trung cụ thể vào các nội dung: Phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.

Với câu chuyện CĐS cảng biển, phát triển và tạo lập dữ liệu CĐS cảng biển của CEH, có thể khẳng định CEH đã bước đầu gặt hái được “quả ngọt” để tạo nên những vụ mùa bội thu.

Trên tinh thần đồng hành cùng phát triển, chuẩn hóa phương thức thanh toán trực tuyến dành cho doanh nghiệp logistics. Hướng đến ứng dụng blockchain trong xác thực tín dụng thư quốc tế (L/C). Sáng ngày 05/01/2024, tại chi nhánh MB Thảo Điền, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Ngân Hàng Số MB và Công ty TNHH SLT. Tích hợp cổng thanh toán logistics trên nền tảng Cảng Biển Số Việt Nam (VSL) – MB Payment cho thị trường Việt Nam và nước ngoài.

Cổng Thanh Toán Trực Tuyến VSL ra đời nhằm giải quyết bài toán giao dịch không dùng tiền mặt, là mảnh ghép quan trọng khi chuyển đổi giao dịch truyền thống lên trực tuyến và toàn trình. Giúp khách hàng, hãng tàu, công ty vận tải, Cảng biển thanh toán, xác thực giao nhận nhanh chóng, giảm chi phí vận hành và thời gian xử lý.

Phát biểu trong buổi ký kết, Bà Phạm Thị Mai Anh – Giám Đốc Ngân Hàng Số MB

“Với định hướng MB trở thành doanh nghiệp số, MB tự hào luôn là ngân hàng đi tiên phong trong việc đưa đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, thuận tiện nhất và hoàn toàn online. Bằng việc triển khai dịch vụ Ngân hàng mở (open banking) MB đã cùng SLT thông qua nền tảng VSL đã cung cấp đến cho các đơn vị Logistics, cảng biển và khách hàng trải nghiệm thanh toán đa dạng và thuận tiện. Không dừng lại ở đó, MB sẽ tiếp tục cùng SLT đưa đến cho hệ sinh thái VSL các sản phẩm tài chính cao cấp; các dịch vụ đặc thù (cảng vụ, hải quan…) của ngành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể sử dụng toàn trình các dịch vụ trên nền tảng VSL.”

Đại diện nền tảng VSL, Tổng Giám Đốc cty SLT ông Nguyễn Anh Việt chia sẻ:

“Quy trình thanh toán trực tiếp tại quầy tốn khoảng 20-30 phút cho 1 hóa đơn, cao điểm có lúc phải mất 60 phút. Quá trình nhận thông tin, lên biểu cước, tính tiền, in hóa đơn, cấp chứng từ mất rất nhiều thời gian, con người, gây ách tắc giao thông nếu tài xế đi làm lệnh. Trên VSL, khách hàng chỉ mất 1-2 phút để hoàn tất một lệnh dịch vụ. Thông tin sẽ được đồng bộ cho hệ thống Cảng theo thời gian thực, đồng thời xác nhận cho tài xế giao nhận container. Năm 2023, dòng tiền qua nền tảng khoảng 2,500 tỷ đồng. Với sự hợp tác này, chúng tôi tin hai đơn vị sẽ thúc đẩy thanh toán trực tuyến năm 2024 đạt 25,000 tỷ đồng. Đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, Chỉ đạo của Thủ tướng, chủ tịch ủy ban chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định 4 ưu tiên chính của chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là phát triển dữ liệu số, quản trị số, phát triển công nghiệp công nghệ số và số hóa các ngành kinh tế.”

Trong buổi đối thoại, các doanh nghiệp vận tải, logistics, hãng tàu. Có những đề xuất mở rộng tính năng thự đóng phí trực tuyến cho cơ quan nhà nước như: Cảng vụ, biên phòng, Hải quan. Đồng thời nhận được chứng từ xác thực có giá trị pháp lý.

Ông Tạ Minh Vang chia sẻ: Năm 2023, Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã có những chính sách liên quan đến chuyển đổi số quy trình đóng phí. Bộ TT&TT đã có những kế hoạch, văn bản cụ thể về nền tảng số, trình chính phủ phê duyệt về chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trực tuyến và toàn trình. Bước tiếp theo, Công ty SLT sẽ kiến nghị với các cơ quan liên quan để trình những ý kiến, đề xuất mong muốn của Doanh nghiệp.

Được biết, VTOS , VSL nền tảng cảng biển số Việt Nam vừa được Chính phủ, Bộ TT&TT trao giải Đồng sản phẩm công nghệ Make In Vietnam 2023, triển khai 25 Cảng, 150 Hãng Tàu, hơn 1000 đơn vị vận tải. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giao nhận Container tự động, dịch vụ gọi xe đầu kéo trên mobile App, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa trực tuyến. Việc tích hợp dịch vụ của Ngân Hàng Số MB vào Cổng Thanh Toán VSL tạo nên hệ thống hoàn chỉnh trong việc vận hành nền tảng cảng biển số Việt Nam. Góp phần nâng cao năng lực khai thác Cảng biển, giảm chi phí cho doanh nghiệp logistics và đáp ứng tiêu chí quản trị số, dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH đã nhận được giải Đồng cho Phần mềm Victory Terminal Operation System tại giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho Kinh tế số do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Giải thưởng này là một phần của Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2023.

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (VFTE) lần thứ 5 được tổ chức vào sáng ngày 11/12 tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chương trình có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cùng các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương, cũng như các đại diện của các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khen ngợi các sản phẩm, dịch vụ được trao giải thưởng Make in Viet Nam là những tác phẩm công nghệ số chất lượng cao do người Việt thiết kế, sáng tạo và sản xuất, góp phần đẩy mạnh chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Ông cũng nói rằng các doanh nghiệp công nghệ số như CEH, VNPT, Viettel… có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nền tảng số quốc gia, phát triển chính quyền số, kinh tế số. “Công nghệ đang thay đổi rất nhanh, do đó, vị thế, uy tín của Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới phụ thuộc rất lớn vào sự hoạt động tích cực của các doanh nghiệp công nghệ, sự sáng tạo các sản phẩm số…”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Trước đó, trong lời khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao và biểu dương vai trò của các doanh nghiệp số, các sản phẩm số được trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2023. Ông cũng cho biết, VFTE 2023 là cơ hội để doanh nghiệp tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cộng đồng công nghệ số Việt Nam bền vững, làm chủ thị trường trong nước và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH đã được vinh danh tại hai hạng mục: VTOS – Hệ thống khai thác quản lý điều hành Cảng Container giành giải Đồng sản phẩm Kinh tế số; Nằm trong Top 10 Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho kinh tế số.

Ông Tạ Minh Vang, Chủ tịch Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH cho biết, giải thưởng Sản phẩm Kinh tế số Make in Viet Nam 2023 là một sự ghi nhận tích cực và góp phần tạo động lực phát triển cho CEH trong giai đoạn sắp tới.

“Sẵn sàng bỏ qua không ít cơ hội mở doanh nghiệp tại Mỹ, chúng tôi luôn có niềm tin về trí tuệ Việt, về một ngày mai công nghệ Việt khẳng định thương hiệu, lá cờ Tổ quốc sẽ hiện diện khắp nơi trên thế giới”, ông Tạ Minh Vang nhấn mạnh.

Giải Pháp VTOS giúp giải quyết vấn đề khó khăn trong việc quản lý, khai thác hàng Container trong một hệ thống, giúp đẩy nhanh tốc độ vận hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Không giống như hầu hết các giải pháp hiện có, VTOS được thiết kế để có thể chạy các tính năng có tính di động trên nền tảng Web, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhanh chóng và dễ dàng trong việc nâng cấp. Lựa chọn phù hợp của các cảng Container nội địa và Quốc tế. Cùng với tính linh hoạt, VTOS là một giải pháp an toàn và ổn định có khả năng tích hợp với tất cả các hệ thống thông tin của cảng, Hải quan, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, cung cấp thông tin kinh doanh quan trọng để quản lý hiệu quả các hoạt động của cảng.

Sự kiện VFTE 2023 thu hút sự chú ý với không gian triển lãm đa dạng, trình bày các sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam nổi bật. Năm nay, Chương trình VFTE cũng tổ chức 5 phiên Hội thảo với cái nhìn toàn diện về các ứng dụng công nghệ trong cải thiện hiệu quả hoạt động kinh tế – văn hóa – giáo dục… Các diễn giả cũng thảo luận về việc phát triển các sản phẩm dựa trên công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), vi mạch bán dẫn, các giải pháp đưa công nghệ ra thị trường trong nước và quốc tế.

Vào sáng ngày 24/11, tại Vũng Tàu, Sở Thông tin và truyền thông hợp tác với Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Nam. Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là người chủ trì hội nghị.

Có sự tham gia của lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh Khu vực Đông Nam Bộ; lãnh các sở, ngành liên quan của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đại diện Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông đã trình bày dự thảo Đề án xây dựng Vùng động lực công nghiệp CNTT, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, internet vạn vật (iot), trí tuệ nhân tạo ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu (viết tắt là Đề án) trong phiên 1 của hội thảo.

Đề án nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển kinh tế số theo Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 bằng các nhiệm vụ giải pháp cụ thể; xác định các ưu tiên tăng trưởng để tập trung thúc đẩy dựa trên định hướng chung của Bộ Chính trị, của Đảng và của Chính phủ, chính quyền các cấp để nhanh chóng thực hiện các khâu đột phá chiến lược, hướng tới phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số ở các địa phương… Việc xây dựng Đề án sẽ tạo ra các giải pháp phát triển công nghiệp CNTT đồng bộ cho Vùng động lực bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu và cho toàn Vùng Đông Nam Bộ.

Ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát biểu hội nghị.

Ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nói tại hội nghị, Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Nam hôm nay là nơi để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia trao đổi kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, Ông hy vọng các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp tốt, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để đóng góp vào việc thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh BR-VT nói riêng và Khu vực Miền Nam nói chung.

Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đóng góp ý kiến đối với dự thảo Đề án vùng động lực công nghiệp CNTT&TT tại Đông Nam Bộ tại hội nghị.

Trong phiên thứ 2, Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH trình bày giải pháp chuyển đổi số cảng biển và logitics; Đại diện Đoàn chuyên gia JICA trình bày giải pháp “Khu công nghiệp kiểu mẫu/Khu công nghiệp thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành Khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”; đại diện Công ty ezCloud trình bày giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch thông minh; đại diện Công ty 1OFFICE tham luận về chuyển đổi số khối doanh nghiệp SME tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ…

Ông Tạ Minh Vang, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH trình bày giải pháp chuyển đổi số cảng biển và logitics.

Giữa tháng 11/2023, Công ty TNHH Dịch vụ Tin học CEH đã vinh dự nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đóng góp cho công tác Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Đây là một thành quả rất cao quý đối với CEH, công ty được thành lập năm 2015, là công ty công nghệ chuyên về logistics, đi đầu trong nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiên tiến như giải pháp điều hành cảng biển (VTOS), giải pháp Cảng điện tử (Eport), Cổng thông minh cảng biển (SmartGate), nền tảng tích hợp, kết nối các cảng biển… bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), trí tuệ nhân tạo (AI), hướng tới xây dựng hệ sinh thái CĐS cảng biển.

Trong 8 năm qua, CEH nỗ lực trong CĐS cảng biển, CĐS logistics, góp phần xây dựng nền kinh tế số cảng biển nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, giảm chi phí và nhân sự cho doanh nghiệp (DN).

CĐS các cảng biển là xu hướng phát triển của thế giới

Theo các chuyên gia, thực hiện CĐS cảng biển hiện đại góp phần khuyến khích, thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Cảng biển của Singapore hiện nay đã đón được siêu tàu trên 22.000 TEUS (đơn vị đo lường tương đương 1 container 20 feet tiêu chuẩn), một lệnh giao nhận container cần qua 1 – 2 điểm dừng, thực hiện trong 2 – 3 phút. Tại Việt Nam, thời gian trung bình cho một lệnh giao nhận container cần qua 11 điểm dừng, cần 6 – 8 giờ để hoàn thành.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 145 cảng biển container, tuy nhiên, mới chỉ có 5% DN kho/bãi/cảng đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), vì vậy, hiệu quả hoạt động vận hành cảng rất thấp. Việt Nam còn có số lượng lớn các cảng cạn (cảng ICD, depot) cần ứng dụng công nghệ. Đây là thị trường rất lớn cho DN Make in Việt Nam.

Với tâm huyết góp phần thực hiện CĐS cảng biển Việt Nam, CEH đã triển khai giải pháp điều hành quản lý cảng (VTOS) cho khoảng 22 cảng trên toàn quốc, chiếm lĩnh thị phần CĐS cảng biển trên toàn quốc. Đặc biệt là vào năm 2021, CEH mới triển khai được cho 1 cảng. Chỉ trong 2 năm, với cách làm quyết tâm, đột phá, CEH đã đạt được các kết quả đáng chú ý.

Hiện nay, đã có một số cảng triển khai thành công VSL đạt được năng lực tương đương như cảng Singapore như các Cảng thuộc tập đoàn Gemadept, Cảng quốc tế SP – ITC, Cảng Sài Gòn, Cảng Hải An,…

Trong cuộc phỏng vấn với PV Tạp chí TT&TT, ông Tạ Minh Vang, Giám đốc Công ty CEH cho biết: “CEH định hướng từ nay tới năm 2025, sẽ triển khai giải pháp VTOS phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT, CĐS cho khoảng 75% cảng biển tại Việt Nam – một trong những hạ tầng quan trọng của nền kinh tế. Đây là mục tiêu thử thách thức nhưng rất khả thi”.

Đóng góp cho Make in Viet Nam, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm tương đương của nước ngoài

Giám đốc Tạ Minh Vang cũng chia sẻ CEH từ ngày đầu đã xác định sản phẩm “Make in Viet Nam” là tiêu chí phát triển nghiên cứu và triển khai. Chiến lược của CEH là nắm bắt công nghệ, triển khai với chi phí hợp lý với chất lượng tương đương.

Theo đó, sản phẩm VTOS được phát triển tính năng theo văn hóa khai thác thực tế, bổ sung tiện ích nhanh theo quy trình thực tế. Sản phẩm được vận hành linh hoạt, phù hợp với đặc thù riêng của từng cảng. Đây là thế mạnh của sản phẩm Make in Việt Nam so với sản phẩm nước ngoài.

Chính vì vậy, VTOS đã dần thay thế các giải pháp nước ngoài tại Việt Nam với chất lượng tương đương, giá cả chỉ bằng 10 – 20%. Nhiều DN cảng (bao gồm cả các cảng lớn) đang dần dịch chuyển từ sử dụng giải pháp nước ngoài (từ Úc, Hàn Quốc…) sang sử dụng sản phẩm VTOS “Make in Việt Nam”. Thời gian triển khai nhanh, chỉ vào khoảng 06 – 08 tuần, trong khi đó các giải pháp TOS của nước ngoài cần 52 – 56 tuần.

Thúc đẩy phát triển nhân lực công nghệ và nhân lực logistics

Đóng góp vào sự phát triển của CEH là đội ngũ kỹ sư công nghệ kinh nghiệm phối hợp với các kỹ sư trẻ. Có 10 – 15 năm hoạt động trong ngành logistics, CEH thu hút được nhiều nhân sự phân tích nghiệp vụ bán thời gian làm chuyên nghiệp tại hãng tàu, cảng biển, công ty vận tải, hải quan, biên phòng, ngân hàng…

Với lực lượng nhân sự tại chỗ, CEH giải quyết các vấn đề triển khai, vận hàng TOS nhanh hơn các giải pháp cảng của nước ngoài, do vậy, dần chiếm được sự tin tưởng, sử dụng của các đối tác.

Về đào tạo nhân lực số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực logistics, Giám đốc CEH cho biết công ty liên kết, hợp tác với một số trường đào tạo trong lĩnh vực logistics để triển khai các khóa đào tạo chuyên ngành. Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà sẽ được thực hành logistics thực chiến ngay trên nền tảng VTOS. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay.

Với chủ trương làm chủ công nghệ, chú trọng nhân lực, Giám đốc CEH cho biết công ty không chỉ triển khai trong nước mà cũng từng bước đi ra sân chơi khu vực và thế giới. Trong số các hãng tàu hãng tàu đối tác với CEH, có 02 hãng tàu lớn nhất thế giới là Maesk (Đan Mạch) và MSC (Thụy Sĩ). Đây là những nền tảng ban đầu để CEH tự tin đưa VTOS ra quốc tế, bởi đã chinh phục được những khách hàng lớn, khó tính như Maesk hay MSC, thì việc đi ra toàn cầu (go global) chỉ là vấn đề thời gian.

Thời gian triển khai giảm đáng kể, gần 90% đã giúp cho DN cảng có thể khai thác ngay, tăng hiệu quả đầu tư đó là do CEH tổ chức đào tạo sử dụng ngay mà không cần phải dựa vào chuyên gia nước ngoài nếu mua giải pháp nước ngoài.

Với thời gian triển khai ngắn như vậy, từ cuối năm 2021 đến nay, từ chỗ mới triển khai được 4 cảng, số lượng cảng triển khai đã tăng nhanh lên thành 22 cảng. Dự kiến đến cuối năm 2023, số lượng cảng triển khai/ký hợp đồng triển khai sẽ chiếm 30% tổng số lượng cảng trên toàn quốc.

Nếu nhìn từ góc độ nắm bắt công nghệ, ông Tạ Minh Vang chia sẻ thêm CEH làm chủ công nghệ 100%. Vì vậy, sẵn sàng “thiết kế” tính năng theo nhu cầu đặc thù của từng cảng. Chi phí triển khai VTOS chỉ vào khoảng 10 – 20% so với sản phẩm nước ngoài với tính năng tương đương. Theo đó, “việc làm chủ công nghệ này có ý nghĩa lớn, giải quyết vấn đề “phụ thuộc nhà cung cấp” (vendor lockin), trong đó, DN cảng đang phải trả một khoản phí khá lớn (khoảng 5% phí đầu tư mỗi năm) để duy trì vận hành giải pháp nước ngoài”.

Theo các chuyên gia, trong thời gian qua, việc triển khai VTOS đã mang lại kết quả tốt. Các dự án triển khai nhanh, hiệu quả đã dần làm nên thương hiệu của VTOS. VTOS đang dần trở thành thương hiệu uy tín của Việt Nam, có đủ khả năng cạnh tranh với giải pháp của nước ngoài. VTOS như một đảm bảo thành công cho việc CĐS cảng biển, cảng cạn, depot, là lựa chọn hàng đầu trong các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, cảng biển là hạ tầng quan trọng, gắn liền với an ninh quốc phòng. Việc làm chủ công nghệ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế số cảng biển, mà còn góp phần củng cố chủ quyền quốc gia.

Đồng thời, sự minh bạch trong các hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị phù hợp với các xu hướng về CĐS, chuyển đổi xanh và Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy trên toàn quốc.

Hình thành hệ sinh thái CĐS cảng biển, hướng tới tối ưu hóa chuỗi cung ứng

VTOS đã tích hợp trục logistics quốc gia, kết nối các cảng biển với nhau, để thực hiện CĐS cảng biển một cách toàn trình, hình thành hệ sinh thái CĐS cảng biển. Thông qua trục tích hợp quốc gia, CEH kết nối các bên liên quan như hãng tàu, DN xuất nhập khẩu, DN vận tải và trở thành công cụ đắc lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hải quan, thuế… trên cùng một nền tảng tích hợp, thống nhất.

CEH cũng là đối tác chiến lược của nhiều đơn vị logistics và hãng tàu như Tập đoàn Gemadept, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty CP Cảng Sài Gòn, Cảng quốc tế SP-ITC… Với các giải pháp chuyên biệt về khai thác cảng VTOS, Eport, Smartgate, cùng với Quản lý vật tư cảng biển (EMMS), quản lý sửa chữa container (M&R), Quản lý dịch vụ Hàng hải, Quản lý và điều hành ICD/Depot, Hải quan tự động (CAS), Kho CFS, EDI System, EDO… đã giúp CEH hoàn thành tích hợp 118 hãng tàu trên toàn thế giới.

Với hệ sinh thái CĐS cảng biển, CEH đã kết hợp Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương CĐS ngành logistics, hướng tới giải quyết các bài toán quốc gia về logistics khi chi phí logistics chiếm khoảng 25% GDP.

Góp phần phát triển, tiêu chuẩn hóa lĩnh vực logistics cảng biển của quốc tế

Theo CEH, công ty cũng đã góp phần phát triển, tiêu chuẩn hoá lĩnh vực cảng biển quốc tế được các hãng tàu quốc tế sử dụng rộng rãi.

CEH đã tiên phong phát triển và đưa vào sử dụng tiêu chuẩn Electronic Deliver Order (EDO) – thay cho Phiếu giao nhận hàng hóa trực tiếp giữa cảng – hãng tàu – chủ hàng. Trong khi đó, hệ thống Electronic Data Interchange (EDI) – Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử toàn cầu giữa Hãng tàu – Cảng đã được triển khai triển khai 118 hãng tàu, trong đó có 56 hãng tàu quốc tế và 56 đại lý.

CEH phát triển nhờ vào đội ngũ kỹ sư công nghệ giàu kinh nghiệm kết hợp với các kỹ sư trẻ. Trong 10 – 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, CEH thu hút được nhiều chuyên gia phân tích nghiệp vụ làm việc bán thời gian tại các đơn vị như hãng tàu, cảng biển, công ty vận tải, hải quan, biên phòng, ngân hàng…

CEH có lợi thế về nhân lực tại chỗ, giúp giải quyết các vấn đề triển khai, vận hàng TOS nhanh chóng hơn các giải pháp cảng nước ngoài, do đó, dần chiếm được lòng tin, sự ủng hộ của các đối tác.

Về đào tạo nhân lực số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực logistics, Giám đốc CEH cho biết công ty liên kết, hợp tác với một số trường đào tạo trong lĩnh vực logistics để tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành. Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà sẽ được thực hành logistics thực tế trên nền tảng VTOS. Sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay.

Với phương châm làm chủ công nghệ, quan tâm nhân lực, Giám đốc CEH cho biết công ty không chỉ triển khai trong nước mà cũng từng bước đi ra sân chơi khu vực và thế giới. Trong số các hãng tàu hãng tàu đối tác với CEH, có 02 hãng tàu lớn nhất thế giới là Maesk (Đan Mạch) và MSC (Thụy Sĩ). Đây là những nền tảng ban đầu để CEH tự tin đưa VTOS ra quốc tế, bởi đã chinh phục được những khách hàng lớn, khó tính như Maesk hay MSC, thì việc đi ra toàn cầu (go global) chỉ là vấn đề thời gian.

Từ một ước mơ lớn lao, ông Tạ Minh Vang và đội ngũ CEH đã tạo ra sản phẩm “Make in Vietnam” để xuất khẩu ra nước ngoài, sau khi đã góp phần giải quyết “bài toán” cảng biển số của Việt Nam.

Vượt qua những khó khăn, cạnh tranh với sản phẩm “ngoại”

Ông Tạ Minh Vang, Giám đốc Công ty Giải pháp công nghệ CEH, chia sẻ về duyên nợ của mình với lĩnh vực chuyển đổi số cảng biển. Ông nhớ lại năm 2009, khi ông còn tham gia điều hành Diễn đàn bảo mật CEH.vn: “Chúng tôi được tiếp xúc với một phần mềm điều hành quản lý cảng (terminal operation system – TOS) có giá hàng triệu đô-la, đã được triển khai ở nhiều cảng biển trên thế giới. Ban đầu chỉ là sự tò mò vì giá trị bản quyền quá cao, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ hơn thì chúng tôi tự hỏi: Tại sao dân công nghệ Việt Nam không thể làm được?”.

Không có nhiều kiến thức về hoạt động nghiệp vụ khai thác cảng biển, năm 2015, ông Vang và một số bạn bè xin vào làm nhân viên IT tại một cảng biển mới ở Thành phố Hồ Chí Minh để học hỏi dần dần kinh nghiệm thực tế.

Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị em làm việc tại cảng, ông Vang và các cộng sự có điều kiện nghiên cứu sâu về giải pháp TOS, và các tính năng mở rộng hỗ trợ khai thác cảng, ứng dụng công nghệ cao vào tự động hóa giám sát quản lý như trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng ký tự quang học (OCR), phát triển nền tảng giao dịch trực tuyến… Mọi việc diễn ra tự nhiên trong mối quan hệ gắn kết của những người “cùng chung chí hướng”.

Logistics là một trong những lĩnh vực “đi chậm” nhất trong chuyển đổi số ở Việt Nam vì có rất nhiều rào cản. Với ngành cảng biển, rào cản lớn nhất là các cấp quản lý sợ thay đổi, lo ngại rủi ro khi vận hành hệ thống, trong khi đơn vị/tổ chức thiếu nhân sự có kỹ năng công nghệ.

Hầu hết các cảng biển ở Việt Nam dùng sản phẩm/giải pháp của nước ngoài như Catos (Hàn Quốc), Navis (Mỹ), TOPS (Úc)… với chi phí cao, quy trình nâng cấp, bảo trì, vận hành phức tạp, yêu cầu nhiều nhân lực công nghệ cao, lại khó tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Đôi khi hoạt động đầu tư không hiệu quả như kỳ vọng. Thậm chí có những đơn vị phải quay lại quy trình giấy tờ thủ công truyền thống khi hệ thống giải pháp công nghệ gặp sự cố.

Với tầm nhìn “Khẳng định trí tuệ Việt Nam, đưa công nghệ vào hoạt động khai thác, nâng tầm thương hiệu cảng”, đội ngũ CEH nỗ lực nghiên cứu và phát triển (R&D) với hy vọng sẽ tạo ra được một sản phẩm lớn có thể cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Giám đốc CEH được nhiều người bạn, anh chị trong ngành logistics, ngân hàng… ủng hộ về kiến thức, thời gian, thậm chí cả kinh phí. Đôi khi cũng gặp khó khăn về tài chính, nhân sự, nhưng rồi mỗi anh em hy sinh một chút, và đã cùng nhau vượt qua.

“Thách thức lớn xuất hiện khi ra đời phiên bản đầu tiên của Giải pháp chuyên biệt về khai thác cảng VTOS. Với ít kinh nghiệm kinh doanh, chúng tôi làm tài liệu, giới thiệu sản phẩm, và liên hệ vài nơi để chào hàng. Nhưng các doanh nghiệp cảng biển từ chối không tiếp tục, vì trong mắt họ, dù giá rất rẻ, nhưng với kinh nghiệm bằng 0, VTOS có quá nhiều rủi ro khi áp dụng cho hoạt động khai thác, điều hành cảng. Gần 1 năm chào hàng không thành công, tài chính cũng kiệt quệ, vài người vì mưu sinh phải đi làm việc mới. Còn lại 4 anh em, ngồi cà phê góc đường, chúng tôi nhìn nhau băn khoăn: Rồi làm sao bán, bán cho ai? Có nên tiếp tục hay không?”, ông Vang kể lại.

“CEH bất ngờ khi có được khách hàng đầu tiên”, ông Vang tiếp tục kể: “Lúc đó, Hệ thống TOS của Cảng Container quốc tế SP-ITC (ở Thành phố Hồ Chí Minh) hay bị đứng khi có 2 tàu cùng đến hoặc lúc các phương tiện, thiết bị vận hành hết công suất. Điều này không đảm bảo các tiêu chí của hãng tàu quốc tế và quy trình tích hợp Hải quan điện tử của Tổng cục Hải quan. Thấy đây là cơ hội cho VTOS, chúng tôi liên hệ Ban Giám đốc Cảng xin được trình bày và thử nghiệm. Sau khi có kết quả tốt, tháng 9/2019, Container quốc tế SP-ITC đã chính thức sử dụng VTOS”.

Sau khoảng 4 năm, cho đến bây giờ, sản phẩm VTOS với thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế đã chiếm lĩnh thị trường trong nước, dần thay thế các TOS do nước ngoài cung cấp, góp phần giải “bài toán” khó về chuyển đổi số cảng biển của Việt Nam.

Ứng dụng những công nghệ mới nhất cho sản phẩm “Make in Vietnam”

Theo Giám đốc Tạ Minh Vang, từ những ngày đầu, CEH đã quyết tâm theo hướng sản phẩm “Make in Vietnam”, dù từng bị khách hàng từ chối chỉ vì họ thích hàng “ngoại” hơn hàng Việt.

“Từ bỏ không ít cơ hội mở doanh nghiệp ở Mỹ, chúng tôi luôn tin tưởng vào trí tuệ Việt, vào một ngày mai công nghệ Việt khẳng định thương hiệu, lá cờ Tổ quốc sẽ hiện diện khắp nơi trên thế giới”, ông Vang nhấn mạnh.

Dám mơ, dám làm với trí tuệ và khát vọng lớn, CEH đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động R&D, trong đó chú trọng vào nguồn nhân lực R&D; lắng nghe nhu cầu từ người dùng, phát triển những sản phẩm phù hợp với con người và văn hóa Việt.

Các sản phẩm, giải pháp “Make in Vietnam” của CEH đều liên tục được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những công nghệ mới nhất.

CEH là đơn vị tiên phong ứng dụng AI vào tự động hóa xác thực giao nhận cảng. Sau khi hệ thống OCR nhận diện số xe, số rơ-mooc, số niêm chì hải quan, căn cước công dân, giấy phép lái xe, đăng kiểm, giấy đăng ký xe, rồi đối chiếu lệnh giao hàng điện tử (EDO), lệnh nâng hạ, thông tin hàng hóa, tích hợp dữ liệu thông quan hải quan, thì hệ thống ứng dụng AI sẽ ra quyết định cho hàng hóa ra/vào cảng.

Các giải pháp như Kho CFS, Bãi container, Giám sát Salan, Sửa chữa container rỗng, EDI System… đều dùng IoT để quản lý và tối ưu hoạt động khai thác. Dữ liệu được tích hợp trên nền tảng điện toán đám mây (cloud) theo kiến trúc dữ liệu lớn (big data).

Quá trình nghiên cứu và triển khai công nghệ mới của CEH có nhiều thuận lợi khi nhận được sự ủng hộ từ các đối tác như Gemadept, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Hải quan… Các kỹ sư trẻ của Việt Nam nắm rất vững công nghệ, thành thạo trong quá trình huấn luyện (training), tích hợp AI vào phần mềm một cách nhanh chóng.

Hiện danh mục sản phẩm chủ lực của CEH khá đa dạng, với: Phần mềm điều hành quản lý khai thác cảng VTOS; Phần mềm hải quan điện tử CAS; Phần mềm quản lý kho CFS, kho ngoại quan; Phần mềm quản lý tài sản và phương tiện cảng; Ứng dụng trực tuyến Eport/Smartport; Ứng dụng gọi xe (tương tự mô hình Grab, Uber)…

Sản phẩm, giải pháp “Make in Vietnam” của CEH có nhiều ưu thế nổi bật: Phát triển theo yêu cầu và vận hành thực tế, trên nền tảng công nghệ mới, hiện đại; Dễ sử dụng, thân thiện với người dùng; Đội ngũ nhân sự hiểu nghiệp vụ chuyên sâu; Thời gian triển khai trong vòng 2 – 5 tuần (nhanh hơn rất nhiều so với mức trung bình 16 – 18 tháng của sản phẩm nước ngoài); Khả năng nâng cấp, tùy biến cao, có chuẩn API để dễ dàng tích hợp và mở rộng với ứng dụng thứ ba; Chi phí triển khai chỉ bằng 10 – 20% sản phẩm nước ngoài…

Dù có nhiều ưu điểm nổi trội như thế, song CEH cũng gặp phải sự thiếu lòng tin của người Việt vào sản phẩm, giải pháp Việt như nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt khác.

“Niềm tin vào sản phẩm “Make in Vietnam” là lực cản lớn nhất khi chúng tôi đàm phán với các khách hàng. Có thể bởi vì trong quá khứ, khi nhắc tới các sản phẩm cơ khí, điện máy, điện tử… thì thương hiệu của các doanh nghiệp từ các nước phát triển đã được ăn sâu vào tâm trí của nhiều người dùng Việt. Tận dụng cơ hội khách hàng đầu tiên, CEH đã triển khai chuyên nghiệp, tích cực nâng cấp tính năng mới, góp phần nâng cao năng suất và giá trị cho cảng. Qua đó dần tạo lòng tin của các doanh nghiệp cảng biển trong nước”, ông Vang cho biết.

Thúc đẩy phát triển kinh tế số

Tới nay, đã có 23 cảng biển, ICD (cảng cạn), kho hàng (depot) sử dụng giải pháp của CEH, thu được nhiều kết quả khả quan.

Điển hình như tại Cảng Container quốc tế SP-ITC, các giải pháp “Make in Vietnam” của CEH đã chuyển đổi số 100% tác nghiệp khai thác vận hành, giảm 70 – 90% nhân sự làm về kế toán, chứng từ, báo cáo, thống kê. Thời gian giao nhận hàng hóa qua cổng từ 10 phút giảm xuống chỉ còn 1 phút. Cùng với đó, các tính năng khác như tối ưu hoạt động khai thác bãi, tàu; trao đổi dữ liệu tự động EDI, EDO với các hãng tàu… đã giúp tăng sản lượng từ 60.000 Teus/năm trong năm 2018 lên 800.000 Teus/năm vào năm 2022. Tháng 7/2023, hãng tàu MSC đã quay lại sử dụng dịch vụ tại cảng này khi bị ấn tượng bởi những thay đổi lớn về công nghệ của Cảng Container quốc tế SP-ITC.

Một trường hợp điển hình nữa là nền tảng Smartport sử dụng tại 11 cảng thuộc Tập đoàn Gemadept. Các tương tác trực tuyến như: Truy vấn thông tin hàng hóa, vận đơn, lịch tàu, làm lệnh nâng hạ, thanh lý hải quan và nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý… đã giúp quy trình hoạt động trước kia phải trải qua 10 – 12 điểm chạm và nhiều lần di chuyển, giờ chỉ cần 2 – 3 phút để hoàn thành tác nghiệp trực tuyến, mang lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Hoặc các ứng dụng Gọi xe container, salan, Dùng lại container (Container Re-use), Cược sửa chữa trực tuyến… giúp chủ hàng giảm đến 50% chi phí vận tải, góp phần phát triển kinh tế số Việt Nam.

Đặc biệt, Hệ sinh thái Cảng biển số VSL của CEH kết nối các thành phần trong ngành logistics, hoạt động 24/7, đã giúp các cảng biển Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng tầm quốc tế.

VSL tạo nên một trung tâm điều hành trung gian, xử lý các dịch vụ logistics trực tuyến theo thời gian thực, vận hành trên nền tảng cloud, xác thực định danh từng đối tượng tham gia, phát hành chứng từ điện tử có giá trị pháp lý, tích hợp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải theo mô hình kinh tế chia sẻ. VSL hoạt động dựa trên kho dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu có chọn lọc với các cơ quan quản lý nhà nước. Các đối tượng thành phần trong hệ sinh thái này gồm: Cảng biển/cảng cạn/kho hàng; hãng tàu; công ty vận tải bộ/vận tải thủy; cơ quan quản lý nhà nước (hải quan, cảng vụ, biên phòng…); ngân hàng; hãng bảo hiểm.

Vào sáng ngày 19/10, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023 tại Thanh Hóa, Bộ TT&TT và UBND tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ CNTT hỗ trợ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Trung; Khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa – S.

chuyển đổi số tại Thanh Hoá cùng công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH

Tham dự Hội thảo có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, cùng các đại diện các đơn vị thuộc Bộ.

Cùng tham gia có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa; cùng các đại diện HĐND, UBND tỉnh.

chuyển đổi số tại Thanh Hoá cùng công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH

Ngoài ra còn có sự tham gia của các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp CNTT; các sở, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp tỉnh, Hội Tin học tỉnh…

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Công nghiệp CNTT là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 117 tỷ USD, tăng 8,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT là 1.200.000 người, tăng 6%; nộp ngân sách 40.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2021; hiện nay trên toàn quốc có 6 khu CNTT tập trung và các thành viên chuỗi Khu Công viên phần mềm Quang Trung.

chuyển đổi số tại Thanh Hoá cùng công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH

Công nghiệp CNTT đang là ngành kinh tế trọng điểm, góp phần lớn vào GDP của cả nước và các địa phương. Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung cần tận dụng cơ hội phát triển công nghiệp ICT để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao tốc độ, hiệu quả và bền vững của phát triển kinh tế – xã hội.

Bộ TT&TT đánh giá cao những nỗ lực của UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc ưu tiên phát triển CNTT bên cạnh các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Hội thảo này là hoạt động hàng năm của Bộ TT&TT nhằm giới thiệu các sản phẩm, giải pháp, nền tảng Make in Viet Nam xuất sắc để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số cho các địa phương và cả nước; góp phần thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về khuyến khích Chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

chuyển đổi số tại Thanh Hoá cùng công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH

Trong khuôn khổ chương trình, để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tận dụng nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.

chuyển đổi số tại Thanh Hoá cùng công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH

Cụ thể, Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và Công ty TNHH Dịch vụ Tin học CEH ký kết hợp tác về hỗ trợ tư vấn các giải pháp chuyển đổi số, nền tảng cảng biển số; Sở NN&PTNT và Công ty NextFarm ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh; Sở NN&PTNT và Viện CNTT&TT ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; Trường Đại học Hồng Đức và Học viện Công nghệ BCVT Ký kết hợp tác về tư vấn triển khai nền tảng đại học số; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Công ty cổ phần One Office ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Xem thêm tại : https://mic.gov.vn/bcci/Pages/TinTuc/161029/Hoi-thao-ket-noi-cung-cau-san-pham–dich-vu-CNTT–khai-truong-cong-du-lieu-mo-tinh-Thanh-Hoa-va-ra-mat-app-Thanh-Hoa—S.html

Năm 2023 đánh dấu lần thứ hai sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức với mục tiêu tạo động lực, thúc đẩy lòng yêu nước và khao khát đổi mới, đồng thời hiện thực hóa các kế hoạch và mục tiêu để quốc gia đi lên phát triển số mạnh mẽ.

Vào sáng ngày 10/10 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã chủ trì chương trình này. Theo Quyết định 505/QĐ-TTg từ ngày 22/4/2022, Thủ tướng đã chọn ngày 10/10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Mục tiêu của sự kiện này là đánh giá và tăng tốc các hành động để đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia số tiên tiến, ổn định và thịnh vượng, đồng thời dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ và mô hình tiến bộ.

Việc đổi mới hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp và lối sống của người dân, kèm theo sự phát triển môi trường số văn minh và an toàn là bước tiến quan trọng để Việt Nam tiến tới ước mơ 2045 mạnh mẽ.

2023 còn được coi là “Năm Dữ liệu số”, với nhận định rằng dữ liệu chính là nguồn tài sản vô giá của quốc gia. Chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm nay là: “Xây dựng và khai thác dữ liệu số để tạo giá trị”.

Bộ TTTT đã ra văn bản hướng dẫn các cơ quan và địa phương tăng cường truyền thông và nhận diện cho sự kiện này trên các phương tiện điện tử, trang web và ứng dụng di động.

Công ty TNHH Dịch Vụ Tin học CEH trong suốt hơn 10 năm đã giới thiệu sản phẩm trí tuệ Việt như VTOS, VSL vào cuộc sống và mở rộng ra thị trường quốc tế, đồng thời tạo ra một kho dữ liệu vô cùng giá trị.

Ngày 19/9/2023, Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam mang chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mở màn diễn đàn, tiếp sau là bài diễn thuyết từ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Chương trình tiếp tục với Chuyên đề thứ 1 mang chủ đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” với sự chủ trì của Vũ Hồng Thanh và Lê Văn Lợi. Thảo luận tập trung vào các khó khăn và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Diễn đàn không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) mà còn được kết nối trực tuyến với sáu điểm khác trên cả nước, bao gồm một số trường đại học và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Diễn đàn này đã có ảnh hưởng tích cực và đưa ra nhiều khuyến nghị quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm qua. Chủ đề năm nay tiếp nối thành công của các diễn đàn trước.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều lãnh đạo và đại diện từ cả trong và ngoài nước, từ cơ quan đảng, chính phủ đến tổ chức quốc tế và các tập đoàn kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong bài phát biểu khai mạc đã nêu bật tầm quan trọng của diễn đàn là một sự kiện thường niên, là cơ hội để quy tụ ý kiến đóng góp vào quyết định và vấn đề quan trọng quốc gia của các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm rộng rãi, từ xã hội, người dân, cộng đồng doanh nghiệp đến các tổ chức quốc tế và truyền thông, không chỉ trong nước mà còn từ quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập đến sự vững vàng của Việt Nam trong nửa nhiệm kỳ qua dưới sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng và Chính phủ, với nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và cải thiện vị thế quốc tế, làm cho Việt Nam trở thành một điểm sáng trong kinh tế toàn cầu.

9th Global Conference of Young Parliamentarians

Giải Pháp Cảng Biển Số “Make in Việt Nam” Được Sự Quan Tâm Quốc Tế

Đại biểu từ khắp nơi trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm đối với các giải pháp logistics trưng bày tại Triển lãm Thành tựu Đổi mới Sáng tạo và sản phẩm OCOP, mang chủ đề “Khát vọng Việt Nam”. Bộ TT&TT đã tổ chức triển lãm này trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu thứ 9, kéo dài từ 14 – 17/9/2023 tại Hà Nội.

Ngày khai mạc, nhiều vị lãnh đạo cao cấp và nghị sĩ đã ghé thăm gian hàng của CEH. CEH đã giới thiệu các sản phẩm công nghệ, bao gồm giải pháp quản lý cảng biển VTOS, SmartGate tự động và nền tảng Cảng biển số quốc gia VSL, cùng robot tích hợp AI để xác thực giao nhận hàng hóa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tới thăm gian hàng của CEH

Những giải pháp này đã thu hút sự chú ý từ đại biểu quốc tế, đặc biệt là từ Châu Phi và Trung Đông, với mong muốn CEH có thể giới thiệu giải pháp của mình tới doanh nghiệp cảng biển và logistics ở các quốc gia khác. CEH đã xây dựng các giải pháp này với sự giúp đỡ của kỹ sư Việt Nam, và đã được triển khai rộng rãi, giảm chi phí và thời gian thủ tục cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng mong muốn giải pháp VTOS tiếp tục được phát triển và mở rộng

Giải pháp Cảng biển số Vietnamhub – VSL, phát triển bởi Bộ TT&TT, đã giải quyết các vấn đề của Bộ Giao thông Vận tải và đã được Thủ tướng vinh danh là giải pháp chuyển đổi số xuất sắc nhất. Nó đã được thị trường đón nhận và đang mở rộng ra khu vực.

Đội ngũ CEH trẻ trung mang đến hội nghị giải pháp công nghệ cao phục vụ ngành logistics toàn cầu

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu thứ 9, do Quốc hội Việt Nam tổ chức, không chỉ khẳng định sự tham gia tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong IPU mà còn thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề toàn cầu khác. Đây là cơ hội để củng cố quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các đối tác khác, và đều là bước tiến quan trọng trong việc triển khai các chủ trương và chiến lược phát triển cho thanh niên Việt Nam.

Đại biểu các nước tham quan gian hàng và đề nghị CEH giới thiệu giải pháp tại nước bạn